fbpx
Quảng cáo

Goldilocks

0

Goldilocks chỉ một nền kinh tế không quá nóng nhưng cũng không quá lạnh. Tức là, lạm phát một chút là tốt nhưng quá nhiều là không tốt và lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến cũng là xấu.

Thuật ngữ Goldilocks được đưa vào sử dụng từ giữa năm 1920 để chỉ một nền kinh tế không tăng trưởng quá nhanh có thể dẫn đến lạm phát và vượt ra khỏi tầm kiểm soát, nhưng cũng không quá lạnh (tăng trưởng chậm) khiến nền kinh tế trì trệ và nguy cơ phải đối mặt với suy thoái. Thuật ngữ này là điển hình để chỉ một nền kinh tế có mức tăng trưởng vừa phải, không quá nóng nhưng cũng không quá lạnh.

Goldilocks xuất hiện trong câu chuyện cổ tích của nhà văn, nhà thơ người Anh Robert Southey (1774 – 1843), lần xuất bản đầu tiên vào năm 1837 với nhan đề: Câu chuyện của ba chú Gấu (The Story of the Three Bears). Chuyện kể về cuộc phiêu lưu của cô gái tóc vàng Goldilocks bị lạc trong rừng. Cô đi mãi và cuối cùng đến một ngôi nhà nhỏ của gia đình Gấu gồm Gấu bố, Gấu mẹ và Gấu con trong khi họ không có mặt ở nhà. Khi vào trong nhà Goldilocks nhìn thấy ba chiếc ghế, nhưng chiếc thứ nhất quá cao, chiếc thứ hai thì quá rộng, chỉ có chiếc thứ ba là vừa vặn. Cô ngồi lên chiếc ghế thứ ba.

“Ai đó đã động vào bát cháo của tôi, và ăn hết sạch nó!”. Minh họa: Arthur Rackham.

Cô bé thử hết thứ này đến thứ nọ và bình phẩm về mọi thứ từ bát ăn cháo, ghế đến giường của các con Gấu. Goldilocks không thích đồ của Gấu bố hay Gấu mẹ, vì chúng đều quá khổ. Nhưng đồ của Gấu con thì “vừa vặn”, từ nhiệt độ, sự chắc chắn cho đến sự ấm áp, thoải mái của chiếc giường.

Truyện cổ tích này có rất nhiều dị bản, trong đó nhân vật chính thay đổi liên tục. Lúc là một con cáo (phiên bản cũ của Goldilocks), lúc lại hóa thành một bà già dơ bẩn… Thậm chí một số nhà nghiên cứu văn học sử cho rằng Southey đã vay mượn từ chuyện về nàng Bạch Tuyết, người đã lén trốn vào căn nhà của các chú lùn, nếm thức ăn của họ, ngồi trên ghế của họ và rồi ngủ thiếp đi ngay trên giường của họ.

Thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như trong thiên văn học, người ta dùng từ Goldilocks để chỉ khu vực có thể sống được (HZ), Vùng HZ cũng còn gọi là “vùng sự sống”, “vùng tiện nghi”, “vành đai xanh”, vùng Goldilocks hay vùng ở được của các hành tinh. Trong nhiều dị bản khác nhau, kể về những tình huống khác nhau, duy chỉ có câu chuyện theo nguyên tắc “vừa vặn” là được bảo lưu và trở thành một mẫu mực trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.

Theo đặc tính “vừa vặn” mà các loài vật đang sở hữu, cũng như sự tương thích, hòa hợp của mỗi người mỗi khác (không ai giống ai), đã gợi ý cho các nhà khoa học nghĩ về trò đùa của cô nàng Goldilocks là một hiện tượng của tự nhiên, và đã đặt cho hiện tượng này một cái tên tương đối phi khoa học: Hiệu ứng Goldilocks. Sở dĩ hiện tượng này phổ biến là do sự sinh tồn sinh học trong thế giới khắc nghiệt đòi hỏi quy luật cân bằng giữa các nguồn lực đối nghịch.

Việc dư thừa hay thiếu thốn, quá ít hay quá nhiều một yếu tố nào đó, ví như nhiệt lượng hoặc nước, đều làm tổn thương hệ thống sinh học, trong khi chúng nhất thiết phải duy trì tình trạng “cân bằng nội môi “. Một bản miêu tả được coi là đầy đủ về quy trình sinh học, tất cả đều bao gồm nguyên tắc “vừa vặn” này.

Theo Wikipedia

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here