Hiện tại, Trung Quốc sử dụng các công cụ để giữ cho đồng Nhân dân tệ khỏi rơi giá nhanh hơn so với vài tuần trước. Đồng Nhân dân tệ có thể giảm giá tiếp 3 đến 5 cent (USD) nếu Trung Quốc không quản lý giá trị của nó.
Làm sao để tránh chiến tranh tiền tệ Mỹ – Trung? – Phần 1
Chính quyền tổng thống Mỹ các đời trước đã đưa ra quyết định chính trị rằng không quy cho Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ. Bởi những pháp chế liên quan không quy định cụ thể bất cứ hình phạt thực tế nào với việc thao túng tiền tệ, các quan chức hàng đầu trong chính quyền của tổng thống George W. Bush và Barack Obama nói rằng việc chỉ định thao túng này chung quy chỉ là vấn đề gọi tên mà không có hậu quả thực chất này.
Họ cũng lo ngại, sự quy chụp này sẽ chỉ dẫn tới việc Nghị viện nắm lấy vấn đề về tay mình và áp thuế vào Trung Quốc, hủy hoại những gì chính quyền tin tưởng là Mỹ có lợi ích rộng lớn hơn khi gắn kết Bắc Kinh vào nền kinh tế thế giới.
Quyết định của chính quyền tổng thống Trump quy cho Trung Quốc là thao túng tiền tệ cũng là một quyết định chính trị tương đương: ông Trump không muốn đồng Nhân dân tệ trượt giá so với đồng USD, điều mà ông lo ngại sẽ gây hại tới các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ.
Sai mục tiêu, sử dụng các vũ khí vô dụng
Có những lý do chính đáng để Mỹ phải quan ngại về sự thao túng tiền tệ: những kẻ thao túng tiền tệ sẽ gây khó khăn hơn cho các đối tác kinh tế của họ để phát triển nền kinh tế của mình, đặc biệt dưới hoàn cảnh kinh tế hiện tại, khi mức cầu yếu, quá nhiều khoản gửi tiết kiệm và lãi suất tiền gửi thấp.
Nhưng một chính sách hệ trọng cần dựa trên nền tảng là một quá trình được xác định rõ, đưa ra được tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá những hành động của một nước trên thị trường ngoại hối. Mục đích là để ngăn chặn các nước thao túng tiền tệ và chỉ chỉ rõ họ nếu họ phớt lờ những cảnh báo rõ ràng. Điều này khác biệt hoàn toàn so với việc quy chụp Trung Quốc là thao túng tiền tệ một cách thất bại.
Việc xác định một tiêu chuẩn tốt hơn để đánh giá ai là kẻ thao túng tiền tệ cần có điểm bắt đầu từ một bộ phận khác của Đạo luật Thương mại liên ngành và Cạnh tranh năm 1988 hơn là tiêu chuẩn về sự “lợi thế không công bằng” mà chính quyền Trump đang nắm lấy: một bộ phận nhấn mạnh các hành động gây “cản trở tính hiệu quả của cán cân điều chỉnh thanh toán” – Mà các chính sách được thiết kế để duy trì thặng dư thương mại lớn.
Tiêu chuẩn này cũng không chỉ xem xét tới cán cân thương mại song phương của một đất nước với nước Mỹ như trong Đạo luật Thuận lợi và Thực thi Thương mại năm 2015 – Mà cần phải tính tới cán cân tổng thể về thương mại của đất nước này cùng với những hành động trực tiếp của nước này trên thị trường ngoại hối.
Trong thế giới của chuỗi giá trị toàn cầu, việc dựa vào cán cân thương mại của một đất nước đối với Mỹ không phải là chỉ dẫn tốt để xem liệu đất nước đó có đang thao túng tiền tệ của mình hay không. Hiện tại, Singapore hay Đài Loan có một lịch sử lâu dài việc áp dụng những chính sách tiền tệ không công bằng.
Nhưng bởi họ xuất khẩu các bộ phận điện tử cao cấp sang các nước khác như Trung Quốc cho khâu lắp ráp cuối cùng, thay vì bán trực tiếp cho Mỹ, những tiêu chuẩn xác định yếu kém hiện nay khiến họ tránh được rủi ro. Vì thế, Washington cũng cần nghiêm khắc hơn trong việc đánh giá hành động của các nước khác trên thị trường ngoại hối.
Hiện tại, Mỹ vẫn chỉ có cái nhìn hạn hẹp vào những hoạt động của ngân hàng trung ương trong một đất nước. Họ cần mở rộng sử đánh giá bao gồm ước tính xem các ngân hàng thuộc sở hữu của một đất nước hay các quỹ đầu tư có đang giúp đất nước đó làm yếu đi đồng tiền của mình.
Việc đặt bất cứ tuyên bố về sự thao túng nào với một định nghĩa rõ ràng sẽ đặc biệt quan trọng nếu việc tìm ra sự thao túng gắn chặt với những hình phạt thực tế. Hiện tại, điều này vẫn chưa được thực hiện.
Luật năm 1988 của Mỹ chỉ đòi hỏi 1 năm đàm phán. Còn luật năm 2015 mặc dù kêu gọi một vài hành động trừng phạt, như tăng sự giám sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, hay mất đi bảo hiểm rủi ro của Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài Mỹ. Các biện pháp hầu như vẫn rất qua loa.
Hình phạt chính xác sẽ là biện pháp “chống can thiệp” của Mỹ – mua đồng tiền của nước thao túng để đẩy giá trị về lại như cũ. Washington đã có quyền hợp pháp để làm điều này thông qua Quỹ Bình ổn Ngoại hối của Bộ Tài chính Mỹ, đây là quỹ cho phép Mỹ xử lý các vấn đề về tỷ giá hối đoái.
Nhưng hiện tại, quỹ này chỉ có khoảng 100 tỷ USD và chỉ đủ đối đầu trong cuộc chiến tiền tệ với một quyền lực nhỏ chứ không phải một nước lớn như Trung Quốc. Nghị viện Mỹ cần dành nhiều tiền hơn cho quỹ nhằm thiết lập một biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.
Quyết định của ông Trump quy Trung Quốc túng tiền tệ trong thời điểm chưa có bất cứ một định nghĩa hợp lý của việc thao túng là một sai lầm, kể cả khi điều này tạo ra một vài hiệu quả thích đáng. Nhưng điều đó cũng nêu bật chính sách tiền tệ của Mỹ chung quy đã đi sai mục tiêu và đã sử dụng một thứ vũ khí vô dụng.
Một chính sách tốt hơn sẽ đảm bảo cho Mỹ không những xác định đúng những mục tiêu – Những ai thực tế đang mua một lượng lớn ngoại hối trên thị trường để giữ giá trị đồng tiền thấp, mà còn đảm bảo có những hình phạt thực tế với những đất nước vi phạm nếu họ không thay đổi hành vi của mình.