[Tác giả: Nikolai Buzin, Tiến sĩ khoa học quân sự, Trợ lý Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Belarus]
Đầu tháng 5/2023, Trung tâm ứng phó virus quốc gia và Công ty “An ninh mạng 360” của Trung Quốc đã công bố một bản báo cáo, trong đó cáo buộc sự tham gia của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vào việc tổ chức các cuộc “cách mạng màu” và các cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới.
Phát hiện trên thực chất không mới nhưng vẫn thu hút một lượng lớn bình luận. Trong đó, nhận xét về vai trò của Washington và việc sử dụng Internet trong các cuộc “cách mạng màu”, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong các hoạt động nhằm duy trì sự ảnh hưởng của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới Belarus và nước ngoài ngày 13/11/2020, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhận định rằng, bất kỳ cuộc “cách mạng màu” nào cũng làm cho nhà nước suy yếu đi và người dân nghèo hơn; không có nơi nào người dân lại sống tốt hơn sau những cuộc bạo loạn này. Theo ông Lukashenco, “phương thuốc đặc trị” cho vấn đề này là mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ song phương của Belarus và tham gia vào các tổ chức quốc tế như EAEU, CIS, CSTO trên các bình diện kinh tế, an ninh và ngoại giao.
Ai nắm giữ thông tin?
Thao túng tâm lý cá nhân và đám đông để đạt được mục tiêu trong chính trị quốc tế có lịch sử từ lâu. Trở lại những năm 1960 và 1970, khi đó Mỹ tin chắc rằng những nỗ lực trực tiếp đánh bại Liên Xô là không thể và họ đã bắt đầu chính sách phá hủy từ bên trong. Để làm được điều này, họ nhấn mạnh vào tâm lý học, quảng bá các giá trị phương Tây, thao túng thông tin và các công cụ của “quyền lực mềm”.
Việc thao túng tâm lý dựa trên các công nghệ hiện đại nhằm tạo dựng xung đột và quản trị xung đột. Nền tảng của ý tưởng khoa học này được Herbert Marcuse, Martin Heideger và một số nhà khoa học khác khởi xướng. Sau Thế chiến II, khía cạnh ứng dụng trong ý tưởng của họ đã được phát triển hơn nữa. Năm 1968, sự phát triển lý thuyết nêu trên đã thể hiện thành cuộc “cách mạng sinh viên” ở Pháp, dẫn đến việc Tổng thống Charles de Gaulle phải từ chức.
Tổng thống Mỹ thứ 37 Richard Nixon, người theo chủ nghĩa thực dụng Anglo-Saxon khái quát bản chất của quá trình thao túng tâm lý qua truyền thông đã tuyên bố: Một USD đầu tư vào thông tin và tuyên truyền có giá hơn 10 USD đầu tư vào việc tạo ra các hệ thống vũ khí, bởi vì vũ khí khó được sử dụng trong kinh doanh, trong khi thông tin thì hoạt động mọi lúc và mọi nơi.
Trong khi đó, Giáo sư J. Sharp của Đại học Harvard, Mỹ đã khái quát hóa việc sử dụng công nghệ trong các cuộc “cách mạng màu” vào năm 1973, cho rằng đó là một loại hoạt động thông tin được thực hiện bằng các phương pháp đấu tranh phi cổ điển (phương pháp phản kháng bất bạo động) nhằm thay đổi một chế độ chính trị hoặc lật đổ giới cầm quyền này để thay bằng những người khác.
Hiệu quả tối đa, chi phí tối thiểu
“Cách mạng màu” đã trở thành công cụ ưa thích của Washington trong quá trình “dân chủ hóa” thế giới vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA là những “nhân vật” chính thực hiện chiến lược này trong nhiều thập kỷ. Lĩnh vực quan trọng nhất được sử dụng để tác động toàn diện đến cá nhân và xã hội là không gian mạng với các lĩnh vực như thông tin, truyền thông, giải trí.
Với sự ra đời của trang web thông tin toàn cầu Internet, quá trình thao túng tâm lý này đã đạt cấp độ toàn cầu và khả năng thao túng cũng đã tăng lên đáng kể.
Các sự kiện xảy ra trong không gian hậu Xô Viết, Bắc Phi, Trung Đông và Hong Kong (Trung Quốc) đã trở thành những ví dụ sinh động về hiệu quả của công nghệ “cách mạng màu”. Bước sang thế kỷ 21, giới khoa học phương Tây tiếp tục tìm kiếm những phương án tối ưu nhằm duy trì ảnh hưởng của mình trong thế giới hiện đại. Họ đưa ra hàng loạt lý thuyết như “tê liệt chiến lược”, “chặt đầu”, “sốc và kinh hoàng” và những lý thuyết khác với mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong cuộc chiến bằng cách phá hủy đạo đức và tâm lý của giới lãnh đạo chính trị của quốc gia thù địch, thông qua việc sử dụng toàn bộ các phương tiện từ loại bỏ thể chất (ám sát) đến làm mất uy tín trong nước và cộng đồng thế giới.
Tấn công hỗn hợp
Lý thuyết về chiến tranh hỗn hợp của chuyên gia Lầu Năm góc Robert Bunker (1996) và của Frank G. Hoffman (2007) giữ một vị trí đặc biệt trong chiến lược của Mỹ. Các công cụ của chiến tranh hỗn hợp là các yếu tố của sức mạnh “mềm”, cho phép đạt được mục tiêu mà không cần quá nhiều sự phá hủy và thiệt hại vật chất, bằng cách hướng đến việc thay đổi hành vi, thay đổi lựa chọn, thay đổi nhận thức.
Ba hình thức gây ảnh hưởng bao gồm: thao túng thông tin của dân chúng và giới tinh hoa quốc gia nhằm làm mất uy tín của hệ thống chính trị hiện hành và giá trị truyền thống – văn hóa dân tộc; mở rộng kinh tế và tài chính, hình thành sự phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài; khuyến khích chủ nghĩa ly khai dân tộc.
Do bị thao túng thông tin một cách có chủ đích, một cá nhân bắt đầu hành động trên cơ sở các nhu cầu hư cấu được tạo ra một cách giả tạo, không nhận ra thực tế và tự gây hại cho bản thân cũng như cộng đồng. Để thực hiện hiệu quả kịch bản này, cần có nguồn “nguyên liệu” là một xã hội có trình độ học vấn thấp, nhu cầu trung bình, ít có khả năng tư duy sáng tạo và dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin.
Để có được một xã hội như vậy làm “chất liệu”, các “nhà thiết kế” Mỹ giải quyết bằng cách đơn giản hóa và phổ cập hóa các chương trình giáo dục, áp đặt các tiêu chuẩn giáo dục cho các nước bên ngoài, tạo điều kiện lý tưởng cho những người nước ngoài tài năng làm việc trong các thực thể nghiên cứu của Mỹ. Do đó, chính tác động thông tin và tâm lý thông qua không gian mạng, chứ không phải quân sự, mới là yếu tố quyết định trong khuôn khổ của một cuộc chiến tranh hỗn hợp hiện đại.
Người hưởng lợi và nạn nhân
Không phải ngẫu nhiên mà không gian thông tin ngày nay trở thành đấu trường đối đầu khốc liệt. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này được thực hiện trên hai lĩnh vực chính: thông tin – tâm lý và thông tin – kỹ thuật (phần mềm – công nghệ). Đối tượng tác động trong khuôn khổ thứ nhất là cá nhân, xã hội và nhà nước với tư cách là những đơn vị thông tin – tâm lý có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin.
Mục tiêu của sự thao túng là hình thành thế giới quan, nguyên tắc, lý tưởng, khuôn mẫu hành vi cần thiết. Trên thực tế, đó là việc định dạng lại ý thức cá nhân và nhóm người, có tính đến các đặc điểm tâm lý. Liên quan đến phương diện này, các phương tiện truyền thông đại chúng, các hiệp hội chính thức và không chính thức, các phong trào thế tục và tôn giáo, cùng các công cụ khác được Mỹ sử dụng để thực hiện các giai đoạn của chương trình tâm lý. Chính đường hướng này mang tính quyết định về hiệu quả và cho phép họ thực hiện chức năng “thao túng tâm lý”.
Hợp phần thứ hai – công nghệ thông tin – nhằm phát triển các công nghệ cho phép hoạt động trong không gian mạng, tác động đến mảng thông tin, cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Các cuộc tấn công của tin tặc, virus độc hại, gian lận dữ liệu và đánh cắp dữ liệu bí mật đều là những yếu tố tác động của công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thúc đẩy thị trường và cho phép Mỹ tạo ra một môi trường có lợi nhuận cho các hoạt động như vậy. Các quốc gia kém tiềm lực khoa học và công nghệ buộc phải từ bỏ của cải có thực (tài nguyên thiên nhiên, tài sản hữu hình) để đổi lấy một sản phẩm ảo.
Ngày nay, thông tin đang trở thành một phương tiện phổ biến để đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, xu hướng gia tăng sự phụ thuộc của xã hội và cá nhân vào thế giới ảo có tác động làm thay đổi quan niệm truyền thống của một người về bản thân, về thế giới xung quanh và về vị trí của mình trong đó. Không gian mạng đang được các lực lượng quân sự và cơ quan tình báo của nhiều quốc gia tích cực phát triển.
Mỹ và NATO đánh đồng một cách hợp pháp một cuộc tấn công mạng với một cuộc tấn công vũ trang và phân loại không gian mạng là một trong những lĩnh vực hoạt động quân sự. Điều này mở ra một trang mới trong lịch sử đối đầu giữa các quốc gia. Đối tượng của thông tin phá hoại và tác động là tâm lý của người dân, với nhiệm vụ là làm tổn hại đến đời sống tinh thần và đạo đức của người dân, ký ức lịch sử và văn hóa, thế giới quan, lý tưởng đạo đức của họ.
Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình này là hình thành một xã hội tiêu dùng, không có cốt lõi bên trong và không thể chống lại sự bành trướng thông tin và tâm lý. Trong bối cảnh đó, các hệ thống nhà nước khác cần phải có các công cụ và đủ năng lực cần thiết để vô hiệu hóa các mối đe dọa an ninh hiện đại trong tương lai.
Cựu đại sứ Pháp tại Mỹ, Gérard Araud cho rằng con bài chiến lược của tổng thống Trump ở Trung Đông là việc thiết lập được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine. Đó cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tranh cử tổng thống của ông Trump vào năm 2020.
Với việc rút quân Mỹ khỏi miền bắc Syria, một lần nữa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tín hiệu rằng chính quyền của ông chỉ nhìn nhận 2 lợi ích quốc gia tại Trung Đông: việc ngăn chặn Iran và an ninh của Israel.
Với vấn đề thứ 1, Mỹ mới gửi thêm quân tới Ả rập Xê-út, địch thủ chính của Iran trong khu vực. Còn với vấn đề thứ 2, ông Trump lặp lại rằng ông sẽ đưa ra một kế hoạch hòa bình giữa Israel và người Palestine. Bởi, một sáng kiến hòa bình như vậy có thể trở thành yếu tố quan trọng trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020, ông Trump sẽ phải quyết định sớm xem có thi hành cam kết trên không ở thời điểm chính phủ mới của Israel sẽ nắm quyền khi cuộc bầu cử nghị viện của nước này vừa kết thúc vào tháng trước.
Ông Trump đã giao nhiệm vụ cho con rể mình là Jared Kushner, lập nên một kế hoạch hòa bình chi tiết. Kế hoạch này có xuất phát điểm từ những nỗ lực ngoại giao trước đó của Mỹ, nó luôn nhắm tới việc hướng Israel và Palestine đàm phán một hiệp ước hòa bình với nhau dưới sự bảo trợ của Mỹ. Phương thức hành động mới này không phải là một ý tưởng tồi, bởi cả 2 phe đều không có khả năng tự có những bước tiến tích cực mới.
Giới chức Palestine vốn có những bất đồng từ cuộc bầu cử tại Gaza vào năm 2006, với những lãnh đạo có tuổi, bị xói mòn bởi tiêu cực đã mất đi tính chính thống, hợp pháp cần thiết để có thể đưa ra những thỏa hiệp. Trong khi đó, Israel đang quá nghiêng về phía cánh hữu khiến cho không chính phủ nào có thể đưa ra trước hội đồng lập pháp một kế hoạch hòa bình được cả 2 bên chấp nhận.
Về lý thuyết, một vị trọng tài xuất hiện có thể khắc phục những trở ngại này. Hơn nữa, mối quan hệ gần gũi của Jared Kushner với Israel có thể trở thành vốn quý sau này.
Lịch sử đã cho thấy rằng bên thắng cuộc trong những cuộc chạm trán về địa chính trị không bao giờ tự nguyện từ bỏ trái ngọt trong chiến thắng mà họ đạt được. Israel là một siêu cường trong khu vực với nền kinh tế hậu công nghiệp, vũ khí nguyên tử và quan hệ đồng minh vững chắc với Mỹ, rõ ràng có những tiềm lực để áp đặt ý chí của mình lên đối thủ yếu đuối Palestine.
Sẽ không có một sự dàn xếp hòa bình nào giữa Israel và Palestine mà không phản ánh sự chênh lệch về quyền lực của 2 nước. Hơn nữa, không có một phe phái bên ngoài nào, kể cả những quyền lực chủ chốt tại Châu Âu hay các chính phủ Ả rập có thể ảnh hưởng tới cán cân này: Châu Âu thì bị chia rẽ bởi các mục tiêu khác nhau, còn những nước Ả rập vùng Vịnh về thực tế đã phần lớn trở thành đồng minh của Israel để chống lại Iran.
Bởi vậy, Israel giữ chìa khóa để giải quyết sự xung đột. Nhưng điều đó có nghĩa là phải thuyết phục được công chúng Israel chấp nhận việc thiết lập một nhà nước, thậm chí là một nhà nước thù địch chỉ cách thủ đô của mình khoảng 15km.
Những tính toán trên giải thích cho một loạt những hành động ủng hộ gần đây của chính quyền tổng thống Trump với Israel, bao gồm cả việc chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem và hành động của Mỹ công nhận việc Israel sáp nhập cao nguyên Golan (chiếm đóng của Syria).
Mục tiêu của ông Kushner là cho người Israel thấy họ có thể tin tưởng ông Trump khi ông đưa ra lời đề nghị đàm phán hòa bình. Trong hoàn cảnh hiện tại, khi ở Israel ông Trump hiện còn nổi tiếng hơn cả thủ tướng Benjamin Netanyahu, cách Mỹ hành động đang chứng minh tính hiệu quả.
Bản kế hoạch dài 50 trang của ông Kushner hiện đã sẵn sàng. Mặc dù nội dung của kế hoạch vẫn được giữ bí mật nhưng có vẻ như nó sẽ rất phù hợp với vị thế của Israel hiện tại. Đề nghị của Mỹ có thể sẽ đưa ra cho người Palestine một mức độ tự trị lớn thay vì là một đất nước chính thức, hoàn toàn độc lập, và giữ lại hầu hết những khu định cư của Israel tại Bờ Tây sông Jordan.
Vậy kế hoạch của Kushner liệu có khả thi hay sẽ thất bại? Với sự bất lực trong 20 năm qua của các đời tổng thống Mỹ trước đây trong việc đem lại hòa bình cho khu vực thì có thể cho rằng đây là “món cược” an toàn nhất cho ông Trump.
Nhưng cũng không thể loại trừ những yếu tố gây ảnh hưởng khác. Vào tháng 6, chính quyền của ông Trump đã đưa ra những lời đề nghị riêng biệt khác về hỗ trợ kinh tế với khu vực Bờ Tây và dải Gaza, bao gồm khoản đầu tư 50 tỷ USD trong vòng 10 năm. Một gói hỗ trợ như vậy sẽ rất hấp dẫn những người đang khốn cùng về kinh tế.
Hơn nữa, vẫn có rủi ro tại Bờ Tây: việc tiếp tục mở rộng khu tái định cư của người Do Thái sẽ nhanh chóng gây ra việc không thể dàn xếp được một vùng lãnh thổ cần thiết để xây dựng một nhà nước Palestine vững chắc.
Do đó, người Palestine phải đối mặt với sự lựa chọn giữa một sự thỏa hiệp bất đắc dĩ hoặc tiếp tục khiến tình huống của mình ngày một xấu đi. Có thể, họ sẽ lựa chọn thỏa hiệp như một bước đi tích cực đầu tiên. Điều này, ít nhất theo tính toán của Kushner thì kế hoạch sẽ “tốt hơn với người Palestine hơn họ nghĩ”.
Cũng lúc, cả 2 phe đều cảm thấy bớt căng thẳng vì không phải ứng phó với áp lực của Mỹ. Người Palestine sợ Israel áp dụng hành động độc đoán với mình. Còn Israel thì biết rằng ông Trump, người hoàn toàn có cái nhìn kiểu “thương nhân” đối với công tác ngoại giao, mong họ sẽ đáp lại sự hào phóng của ông bằng cách nhượng bộ một chút với thỏa thuận hòa bình.
Nhưng trên hết, hiện trạng thực tế đang có lợi cho Israel. Đất nước này có thể giữ khu vực Bờ Tây mà không phải quyết định biến người Palestine tại đây trở thành công dân Israel hay người ngoại quốc trên chính lãnh thổ của họ (Palestine). Hơn nữa, Israel có thể dùng sức mạnh vượt trội về quân sự trong khu vực ít nhất là để đảm bảo an ninh, thứ đến là làm lợi thế cho bất cứ một thỏa thuận hòa bình nào.
Mọi thứ giờ đây đều phụ thuộc vào ông Trump, người đã công khai hứa hẹn sẽ chuyển giao kế hoạch hòa bình do con rể mình lập nên cho cả 2 phía. Nhưng dù ông Trump quyết định thế nào và dù cho ai thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, có một điều rất rõ ràng: Israel và người Palestine không có khả năng tự đạt được một thỏa thuận hòa bình, dù Israel có được sự ủng hộ nhiệt thành nhất của Mỹ. Mọi nỗ lực để dàn xếp xung đột phải dựa trên nhận thức về thực tế đó. Giống như những đời tổng thống Mỹ trước đây, có thể ông Trump sẽ thất bại trong việc bảo đảm thỏa thuận hòa bình Israel – Palestine. Nhưng bằng cách đề xuất một thỏa thuận thay vì chỉ đi theo 1 phe, ông có thể thiết lập nên một mô hình mà người kế nhiệm ông sẽ đi theo.
Người Pháp đã sai lầm khi để cho Nga đóng vai trò điều đình và ổn định tình hình ở Cộng hòa Trung Phi, một đất nước có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Và, Pháp hiện đang mất dần vị thế số 1 của mình tại “đại lục đen”.
Sau Thế chiến II, cả Pháp và Anh quốc đều bị buộc phải từ bỏ những thuộc địa của mình. Tuy nhiên, họ để lại ở đó một mạng lưới những nhà chính trị tha hóa, các nhà kinh doanh và tay sai để giữ những đất nước Châu Phi nghèo đói và bần cùng, dù có rất nhiều nguồn tài nguyên giàu có.
Về cơ bản, sau các cuộc chính biến diễn ra liên tiếp, những ông chủ thực dân cũ giữ lại được đủ quyền lực để điều khiển những đất nước mà họ vẫn cho rằng thuộc về quyền sở hữu của mình. Vì thế, những chính phủ mới được bầu tại hầu hết các nước Châu Phi đều phải lưu tâm tới những bước đi của mình. Bởi vì, mỗi hành động đều có thể bị coi là sự bất tuân và gây ra kết quả là một cuộc nội chiến, bị ám sát trực tiếp hay xung đột sắc tộc, tôn giáo – được tổ chức bởi các quyền lực nước ngoài.
Đó chính là nguyên nhân vì sao những đất nước như Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà), Mali và Cộng hòa Trung Phi thường thấy mình giống như 1 con tin khi họ không thể bán những nguồn tài nguyên thiên nhiên như uranium, dầu khí hay vàng cho bất cứ đất nước nào khác ngoài Pháp, Anh quốc và Mỹ.
Hiện tại, Cộng hòa Trung Phi đang gặp may bởi nước này nằm ở một vị trí chiến lược, có lợi, ở ngay trung tâm của châu lục. Hơn nữa, nước này không thiếu những nguồn tài nguyên thiên nhiên để bán như dự trữ kim cương, khoáng sản, những khu rừng rộng lớn. Rõ ràng, Pháp hưởng lợi từ việc có được những nguồn tài nguyên này nhiều nhất. Còn Trung Quốc và Nam Phi thì mới nhảy vào thị trường nội địa gần đây.
Xét tới sự kiện đã xảy ra, không ngạc nhiên khi thấy rằng cuộc xung đột vũ trang đã tàn phá Trung Phi trong nhiều năm cho tới khi Nga và Sudan tìm cách thuyết phục lãnh đạo của các bên tham chiến để tìm giải pháp cho cuộc xung đột trên bàn đàm phán. Vào tháng 2 vừa qua, các nhà chức trách đã đồng ý ký một thỏa thuận với đại diện của 14 nhóm vũ trang sau 10 ngày đàm phán tại Khartoum, Sudan.
Các bên cam kết với những mục tiêu xây dựng đất nước, theo đuổi hòa bình, xây dựng một chính phủ mới có ghế cho các đại diện từ tất cả các nhóm vũ trang.
Moscow đã lo liệu những điều phiền toái nhất và trở thành một nhà điều đình hiệu quả tất cả những rắc rối, xúc tiến việc giải trừ quân bị trên khắp Trung Phi, đồng thời nhấn mạnh rằng quân đội Trung Phi phải nhận được sự ủng hộ từ những quyền lực quốc tế. Điều này đủ để dự đoán được kết quả Cộng hòa Trung Phi sẽ đánh giá lại cách tiếp cận của mình với nước Nga.
Ở thời điểm này, không ai nghĩ Nga sẽ rơi vào trong vòng ảnh hưởng lợi ích của Pháp khi Moscow đã đưa ra những sáng kiến hòa bình. Quay trở lại năm 2017, Pháp đã quyết định sẽ không phủ quyết quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép Nga chuyển những vũ khí loại nhỏ cho 2 tiểu đoàn thuộc Lực lượng Vũ trang Trung Phi. Tiếp theo, Nga gửi thêm 200 cố vấn quân sự theo lời đề nghị của tổng thống Trung Phi Faustin-Archange Touadera.
Tờ L’Opinion của Pháp tin rằng ngài tổng thống Trung Phi không còn sự lựa chọn nào khác là quay sang phía Nga để đảm bảo tính mạng của mình. Bởi ông nhận ra người Pháp không lo cho ông cũng như đất nước mà ông đang phải chịu trách nhiệm, cũng như ông cảm thấy đang bị bẫy trong chính phủ tổng thống của mình. Hơn nữa, ban đầu cả tổng thống Emmanuel Macron và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đều không phản đối Nga đóng vai trò ổn định đất nước Châu Phi đang bị chiến tranh phá hủy.
Vì thế, những người lính Nga đã nắm lấy 1 loạt trách nhiệm bao gồm cả việc làm vệ sĩ cho ông Faustin-Archange Touadera. Rõ ràng, điều này dẫn đến việc Nga dính líu nhiều hơn vào các cuộc đàm phán giữa những nhà chức trách địa phương với các nhóm vũ trang định lật đổ họ.
Đó chính là điểm sai lầm của Pháp. Người Pháp chợt nhận ra rằng họ tự tạo ra rủi ro mất đi một đất nước rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Pháp cùng với Anh đã mất đi nhiều vị thế của mình tại Châu Phi cho Trung Quốc, và điều cuối cùng họ có thể chịu đựng là việc Nga mở rộng sự hiện diện quân sự trên lục địa này.
Sau cùng, người Pháp đã tốn rất nhiều tiền vào một loạt các chương trình được thiết kế để duy trì vị thế số 1 của họ tại Châu Phi, bao gồm cả việc tài trợ cho nhiều nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa các thông điệp tuyên truyền.
Đây cũng là điểm mà người Nga đang phải hứng đạn, khi mà một loạt các chiến binh truyền thông đại chúng yêu hòa bình đưa ra luận điệu rằng Nga đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ trên thế giới. Rõ ràng, chẳng ai quan tâm tới việc các nhà thầu quân sự tư nhân Nga bảo vệ ông Faustin-Archange Touadera, đã tới Cộng hòa Trung Phi theo lời mời của nhà chức trách địa phương và được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vậy, điểm này có vấn đề gì?
Bây giờ, người Pháp lại muốn thấy Cộng hòa Trung Phi, Công-gô và Sudan bùng cháy khi Nga tìm cách kết bạn với 3 nước này và hưởng lợi lớn khi hợp tác với họ. Pháp hoàn toàn nhận thức được là khi Nga đã có vị thế tại đây thì sẽ không thể khiến cho họ về nước sớm. Điều này cũng có nghĩa là chế độ thân Pháp của Idriss Déby tại N’djamena sẽ sớm sụp đổ. Chế độ này giữ được quyền lực vì thực tế là N’djamena đang có căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp tại Châu Phi.
Tiếp theo, đất nước Niger có thể quyết định rằng họ thích những người bạn mới của mình hơn là đồng minh cũ. Nước này từng là nguồn cung cấp uranium chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân của Pháp. Kết quả sẽ là Pháp mất đi vị thế số 1 của mình tại Châu Phi.
Đó là lý do tại sao người Pháp quyết định không giữ lại 1.400 khẩu AK-47 sản xuất tại Trung Quốc mà họ tịch thu của cướp biển Somali mà lại giao chúng cho “các nhóm hỗ trợ” tại Cộng hòa Trung Phi, dựa vào nghị quyết số 2127 của Hội đồng Bảo an LHQ. Và, Pháp bắt đầu vũ trang cho những thường dân, những người này được tự do sử dụng súng nếu họ thấy thích hợp.
Thực tế, việc này có thể xảy ra đúng lúc có một cuộc bạo loạn chống chính phủ tại Bangui. Không khó đoán hành động của lực lượng an ninh ở một đất nước có mức độ khoan dung rất thấp, khi họ bị bắn bởi súng trường cấp độ quân sự. Điều đó có nghĩa là họ sẽ dễ dàng bị kích động và bắn trả về phía người biểu tình. Ở điểm này, ông Faustin-Archange Touadera có thể sẽ bị cáo buộc là đàn áp “các cuộc biểu tình hòa bình” bằng bạo lực. Những cường quốc bên ngoài sẽ ép ông phải từ chức và bỏ trốn khỏi đất nước.
Đây chính là cách phương Tây đã thực hiện để lật đổ chế độ ở nhiều quốc gia. Và những đất nước bị đẩy vào hỗn loạn chỉ có thể được cứu bởi lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây với những chiếc xe thiết giáp hiện đại.
Khi kế hoạch này không thể “đơm hoa kết trái”, vẫn luôn còn đó một cuộc bầu cử tổng thống, và sẽ có 1 cuộc bầu cử tiếp theo tại Cộng hòa Trung Phi trong khoảng 1 năm tới. Đó là phương thức mà họ có thể đánh đổ ông Faustin-Archange Touadera bất cứ khi nào. Người Pháp đã bắt đầu tiếp cận thủ tướng Trung Phi, Firmin Ngrebada, hy vọng ông sẽ ngả theo họ nếu ông được bầu làm tổng thống.
Cùng lúc, người Pháp đang khá thất vọng khi họ thấy rằng dư luận tại Cộng hòa Trung Phi đã trải qua một sự thay đổi lớn gần đây. Công dân địa phương không còn sợ “mẫu quốc” như trước kia. Như Julien Bela, giám đốc của Centrafric Matin – một tờ báo lớn nhất Cộng hòa Trung Phi, đã đưa lên trang nhất của tờ báo này: “Nga là một siêu cường và không thiếu những hệ thống vũ khí hiện đại, trong khi Pháp chẳng là gì mà chỉ ‘kể chuyện cười’ trong những ngày này”.
Ông Bela nói rằng Pháp không làm gì cho Cộng hòa Trung Phi cả, và hiện tại Nga cùng Trung Quốc bắt đầu đóng 1 vai trò tích cực trong chính trị khu vực. Điều này làm dấy lên sự ganh tị. Khó có thể phản bác Bela về vấn đề này. Và khi bạn muốn đặt tay lên một hệ thống vũ khí thượng hạng, Nga sẽ là điểm đến.